RSS

Về Vĩnh Long


VỀ VỚI VĨNH LONG

1.Sơ lược

Tỉnh Vĩnh Long là trung tâm và là hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long bởi sự đa dạng và trù phú của vùng đất giữa hai dòng sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang. Phía bắc tỉnh Vĩnh Long giáp Tiền Giang, tây bắc giáp Đồng Tháp, đông giáp Bến Tre, đông nam giáp Trà Vinh, phía nam giáp Hậu Giang, Sóc Trăng, tây nam giáp Cần Thơ.

Là tỉnh ở giữa đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ do được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm. Trồng trọt là một thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh cây lúa (90% diện tích đất trồng lúa), hàng năm người dân Vĩnh Long còn thu hoạch hàng trăm ngàn tấn trái cây như cam, nhãn, quít, bưởi, dừa... và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Vĩnh Long có nhiều đình, chùa như đình Long Thanh, tịnh xá Ngọc Viên, chùa Phước Hậu, chùa Tiên Châu, chùa Saghamangala...

Vĩnh Long có 3 dân tộc chính : Việt, Khmer, Hoa. Người Khmer trong tỉnh tuy chiếm tỉ lệ nhỏ (2%), nhưng nơi đây vẫn mang đậm nét truyền thống văn hóa lễ hội của người Khmer.
Bản đồ hành chính Vĩnh Long

2. Đi đâu?


Cầu Mỹ Thuận

Đây là cây cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang. Cầu được khởi dựng ngày 06/7/1997, khánh thành ngày 21/5/2000. Đây là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam, hợp tác với Úc xây dựng, một tác phẩm mỹ thuật đặc sắc, hai cột tháp hình chữ H được thiết kế tỉ mĩ, hài hòa duyên dáng trên dòng sông Tiền thơ mộng.



Khu du lịch Vinh Sang


Khu du lịch Vinh Sang có diện tích khoảng 2,2 ha nằm ngay đầu Cù lao An Bình, khu vực này như một khu vườn thiên nhiên rộng lớn với nhiều loại cây ăn trái và kênh rạch liên thông nhau. Đến đây du khách có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như: câu cá sấu, cưỡi đà điểu, câu cá, chèo thuyền,..và ăn những món ăn đặc sản vùng Tây nam bộ.

           


Văn Thánh miếu

Văn Thánh miếu thờ đức Khổng Tử tại làng Long Hồ, nay thuộc phường 4, TP Vĩnh Long. Đó là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam bộ ( Văn Thánh Miếu ở Biên Hòa - Đồng Nai, Văn Thánh Miếu ở Gia Định) ở thế kỷ 19. Đây là một công trình kiến trúc cổ xưa vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Bước trên con đường nhựa thẳng tấp giữa hai hàng cổ thụ cong mình theo thời gian, tiếng chim hót líu lo trên cành, một cơn gió thoáng qua...thật khó tả...một sự yên tĩnh và tôn nghiêm như ở chốn thiền môn.

và những ngôi chùa...
Chùa cổ Long An
Chùa Tiên Châu
Chùa Sanghamangala
(còn tiếp)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét